Khổ qua rừng là loài dược liệu với nhiều công dụng ngày càng được người tiêu dùng yêu thích, sử dụng. Là loài cây hoang dại do đó trồng khổ qua rừng rất dễ tuy nhiên cần nắm kỷ thuật nhất định để đạt năng suất cao.

Mùa vụ trồng khổ qua rừng:

Khổ qua rừng có thể trồng quanh năm, sau 45 ngày khổ qua rừng sẽ cho trái, mỗi vụ khổ qua rừng kéo dài khoản 5 tháng. Vụ chính khổ qua rừng tùy vùng, thông thường khổ qua rừng sẽ được xuống giống khoản 15-20 ngày trước khi mưa nhiều, để khi khổ qua rừng leo giàn vừa kịp mùa mưa.

Thời tiết ảnh hưởng đến năng xuất khổ qua rừng. Nếu lượng mưa quá nhiều thì khổ qua rừng sẽ ít đậu trái, dễ bị nấm, úng rễ. Các khu vực có mùa lạnh nhiệt độ thấp cần chú ý vì sương muối sẽ làm thun đọt khổ qua, làm giảm năng xuất.

 

Chuẩn bị để trồng khổ qua rừng

Chọn đất: điều quan trọng nhất quyết định năng suất khi trồng khổ qua rừng là đất. Cần chọn đất không ngập úng, tơi xốp, tránh xa các khu vực ô nhiễm. Hàm lượng kim loại nặng trong đất phải nằm trong giới hạn cho phép.

Xử lý đất:

  • Đất phải được cày xới làm sạch cỏ, xử lý đất với 20-30kg vôi bột/ 1,000 m2 và phơi 7-10 ngày trước khi trồng.
  • Lên luống với kích thước như sau: ngang 0.8m, cao 0.2 m vào mùa nắng, 0.4m vào mùa mưa có rảnh giúp thoát nước.
  • Luống được phủ bạt để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh và tránh rữa trôi phân, chất dinh dưỡng khi mưa, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 0.4m

Làm giàn: khổ qua rừng sinh trưởng mạnh mẻ, thời gian thu hoạch dài do đó giàn cần làm chắc chắn để khổ qua rừng phát triển. Dàn khổ qua rừng được bố trí trụ cách trụ 3m, hàng cách hàng 2 m kéo kẽm và dăng lưới mắt cáo.

Khổ qua rừng sinh trưởng mạnh, thời gian thu hoạch dài do đó cần làm giàn chắc chắn.
Khổ qua rừng sinh trưởng mạnh, thời gian thu hoạch dài do đó cần làm giàn chắc chắn.

Chuẩn bị giống: Khổ qua rừng có thể gieo hạt trực tiếp lên luống tuy nhiên để tăng sức sống cho cây đặc biệt vào mùa mưa cũng như tiết kiệm giống thì nên ươm cây trong bầu. 1.000m2 cần khoản 1.600 cây giống.

Ươm cây để giúp cây phát triển tốt nhất là mùa mưa
Ươm cây để giúp cây phát triển tốt nhất là mùa mưa
  • Ngâm hạt khổ qua với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh trong 4-6 tiếng để hạt hút nước, sau đó ủ trong khăn hoặc bông ẩm 3-4 ngày để hạt nứt vỏ.
  • Gieo hạt trong bầu đất, khi cây mọc khoản 7-10 ngày có khoản 2 lá thật bà con chuyển cây ra vườn.
  • Nếu gieo hạt trên luống, nên gieo 2 hạt/ một gốc, sau khi cây mọc sẽ tỉa bỏ hoặc dặm lại cây.

Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng

Ngắt ngọn: Khổ qua rừng nếu phát triển quá rợp sẽ ít cho trái do đó một kỷ thuật cơ bản khi trồng khổ qua rừng là ngắt ngọn.

  • Lần 1: Sau khoản 10 ngày sau khi trồng, cây có từ 5-7 lá thật ngắt ngọn để cây đẻ nhánh.
  • Lần 2: Sau khoản 4-5 ngày khi ngắt đọt lần 1 cây ra nhánh, tỉa lại các nhánh chỉ để mỗi cây 2 nhánh chính để cây tập trung nuôi. Cần tỉa sat nách dây chính để tránh việc cây đẻ nhánh lại tốn công cắt. Lúc này cũng là lúc cho cây lên giàn.
  • Lần 3: sau khoản 35 ngày trồng. Cây bắt đầu ra hoa, ngắt đọt để cây đẻ nhánh.
  • Tùy tình hình canh tác, nếu cây quá nhiều chồi, quá rợp, bà con có thể tỉa ngọt để bán vừa để cây có thông thoáng, có đủ không gian để cho quả.

Lưu ý: Ngắt đọt thực hiện vào buổi sáng, sau khi sương tan và không có mưa. Sử dụng tay hoặc dụng cụ cắt được rữa sạch để thực hiện

Bón phân: cây khổ qua rừng phát triển rất tốt, tùy tình hình đất mà bà con bón phân cho phù hợp, vừa đủ, không quá nhiều khiến cây quá tốt chỉ phát triển lá, chồi, ít trái. Thường sau đợt thu hoạch đầu tiên (khoản 50-60 ngày sau khi trồng) tiến hành bón phân đợt đầu tiên để tăng sản lượng. Dùng 1 nắm phân chuồng bón vào gốc cây, mỗi đợt bón phân cách nhau khoản 20 ngày.

Tưới nước: trồng khổ qua rừng cần tưới nước mỗi ngày, khi cây chưa ra hoa thì tưới mỗi ngày 1 lần, khi cây đã có quả thì tưới 2 ngày 1 lần nếu trời nắng.

Thu hoạch khổ qua rừng lúc trái vừa bung gai, chưa già quá
Thu hoạch khổ qua rừng lúc trái vừa bung gai, chưa già quá

Thu hoạch:  Sau 45 ngày khổ qua rừng sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm, mỗi đợt cách nhau 2 ngày. Thu hoạch các trái chớm bung gai, tức gai không co lại quá dày như trái non và cũng không giãn ra quá thưa như trái già.

Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng Sâu bệnh và cách phòng trừ

Khổ qua rừng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh tuy nhiên để trồng khổ qua rừng đúng kỷ thuật, đạt năng xuất cao cần lưu ý:

  • Đảo đất: nên cho đất nghỉ khoản 1 năm sau vụ trồng khổ qua rừng để hạn chế sâu bệnh.
  • Chủ động phòng tránh các bệnh hại:
    • Ruồi vàng đục trái là nguyên nhân chính ảnh hưởng chất lượng và sản lượng thu hoạch. Chủ động sử dụng các bẫy ruồi vàng có bán trên thị trường để kiểm soát ruồi đục trái ngay từ đầu.
    • Sâu ăn lá, sâu xanh: sử dụng đèn bẩy bướm để phòng trừ, sử dụng thuốc trừ sâu tỏi ót để phun diệt nếu xuất hiện nhiều, ảnh hưởng năng suất.
    • Rệp dưa, rầy nhớt: Sử dụng các biện pháp diệt kiến đen để hạn chế sự phát triển của rệp, rầy. Sử dụng thuốc trừ sâu tỏi ớt xà phòng để phun khi mật độ rệp rầy quá nhiều ảnh hưởng dến năng suất.
    • Bệnh thán thư: Luân canh, xử lý đất, sử dụng màn phủ để tránh nấm Colletotrichum lagenarium. Loại bỏ trái, lá, dây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây nhiễm bệnh
    • Bệnh đốm phấn, sương mai: làm liếp cao, dễ thoát nước, dùng màn phủ, dọn sạch lá già dưới gốc, tránh lá tiếp xúc với đất để hạn chế nấm bệnh phát triển

Với nội dung bài viết vừa chia sẽ hy vọng bà co có thể biết cách trồng khổ qua rừng để đạt năng suất cao nhất.