Đăk Tô là một huyện của tỉnh Kon Tum, có 9 xã gồm: Pô Kô, Diên Bình, thị trấn Đăk Tô, Kon Đào, Tân Cảnh, Văn Lem, Đăk Rơ Nga, Ngọc Tụ, Đăk Trăm. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều anh em dân tộc sinh sống, như: Xơ Đăng, Tày, Nùng, Gia Rai, Bana,….. Toàn huyện có 9 xã, nhưng có 4 xã đặc biệt khó khăn; bởi vì đa phần Bà con ở đây có phương thức sản xuất, canh tác còn lạc hậu, đời sống sinh hoạt của bà con gặp rất nhiều khó khăn.

Trong các xã khó khăn, thì không kể đến 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các xã khác, như: năm 2021, xã Văn Lem có 656 hộ, 2983 khẩu; trong đó, hộ nghèo 200 hộ, hộ cận nghèo 65 hộ. Xã Đăk Trăm có 1046 hộ, 5002 khẩu, hộ nghèo 370 hộ, hộ cận nghèo 116 hộ. Là một những Doanh nghiệp hướng đến tạo tác động xã hội, DATO nhận thấy rằng cần phải góp phần giúp bà con cải thiện đời sống. Chính vì thế, DATO đã chọn liên kết với bà con đồng bào DTTS tại 02 xã để giúp họ tạo sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo, thay đổi “nếp nghỉ, nếp làm” và phát triển kinh tế bền vững từ rừng.

Thu hoạch Sâm dây Ngọc Linh cùng với bà con tại xã Văn Lem

DATO xây dựng mô hình liên kết với bà con đồng bào DTTS phát triển vùng nguyên liệu trồng các loại dược liệu như: Sâm dây Ngọc Linh, Khổ qua rừng, lạc tiên, gừng sẻ, nghệ đỏ…..và một số cây gia vị như Ớt xuất khẩu. Từ một hộ dân trồng thử nghiệm 3 sào ban đầu DATO đã phát triển mở rộng vùng nguyên liệu, đến nay đã có hơn 50 hộ tham gia trồng với diện tích hơn 10ha được trồng thảo dược và cây gia vị. Đây là một đột phá quan trọng bởi từ trước đến nay đa phần bà con đều trồng cây lúa, cây mỳ,… mang lại giá trị kinh tế thấp. Các loại cây dược liệu đều là thảo dược quý, có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại 02 xã từng bước thay đổi cây trồng, từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu nên diện tích trồng dược liệu, các loại cây nông sản được mở rộng để nâng cao mức thu nhập.

Thăm vườn trồng Khổ qua rừng của bà con

Đầu năm 2022, DATO đã phát giống cho hơn 10 hộ giống gừng sẻ để bà con thử nghiệm trồng trên đất đã trồng mỳ lâu năm. Đối với trình độ canh tác của bà con để trồng năm đầu có thu hoạch thành quả là cả một quá trình nỗ lực và cố gắng. DATO cảm thấy rất hạnh phúc vì Bà con mạnh dạn thay đổi cây trồng, chuyển từ trồng mỳ sang trồng gừng, chuẩn bị mùa vụ mới mong rằng bà con sẽ thu hoạch thành quả gấp bội mùa vụ năm nay.

Thu hoạch thành quả sau 01 năm trồng gừng cùng bà con
Phát giống gừng cho bà con tại xã Đăk Trăm và Văn Lem

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vừa qua, DATO cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương đã tổ chức cuộc họp gặp mặt đầu năm để chuẩn bị triển khai cho mùa vụ mới trồng Sâm dây Ngọc Linh, gừng sẻ, nghệ,… tại thôn Đăk Mông, thôn Đăk Rò, xã Trăm và thôn Đăk Viên, xã Văn Lem.

Buổi họp diễn ra tốt đẹp với hơn 50 hộ dân tham gia chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu tại 02 xã

DATO tin rằng, sự cố gắng và nỗ lực thay đổi của bà con đồng bào DTTS sẽ là bước ngoặt giúp bà con thay đổi cuộc sống gia đình và canh tác có hiệu quả cho cây trồng. Đây cũng chính là động lực để DATO phát triển Doanh nghiệp với mong muốn hỗ trợ bà con thay đổi“nếp nghỉ, nếp làm”. Từ đó, góp phần tạo sinh kế ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.